Cẩm nang Phương Vô: Những điều cần biết

Đại Boss phe phản diện và Đại bộ đầu phe chính nghĩa

Trước khi vào bài, mình có một câu muốn nói: Mình nghĩ Ôn Thuỵ An nhất định là tẩu hoả nhập ma! Mà lúc soạn bài này, mình suýt nữa cũng tẩu hoả nhập ma theo Ôn lão >_<

1. Phương Vô là gì?

Phương Vô (tức Phương công Vô thụ) là cách gọi tắt cặp đôi Phương Ứng Khán và Vô Tình trong tiểu thuyết kiếm hiệp “Tứ đại danh bộ” và “Thuyết anh hùng thuỳ thị anh hùng” của nhà văn Ôn Thuỵ An. Đây là một trong ba cặp đôi rất được yêu thích của Ôn lão, mặc dù trong nguyên tác hoàn toàn… không có một cái hint nào cả. (Ít nhất Thích Cố với Thiết Truy có được hint nhờ vào phiên bản truyền hình, còn Phương Vô hoàn toàn là sản phẩm từ trí tưởng tượng của fangirl)



Phân loại: cường mỹ phúc hắc phản diện công x cường mỹ lạnh lùng thông minh chính nghĩa thụ =.=

2. Thông tin nhân vật:

Phương Ứng Khán:

Phương Ứng Khán là nhân vật phản diện trong hệ liệt “Thuyết anh hùng thuỳ thị anh hùng” của Ôn Thuỵ An, cũng xuất hiện thoáng qua trong “Thiếu niên Vô Tình”.

Tên: Phương Ứng Khán

Cha ruột: không rõ

Mẹ ruột: không rõ, biệt hiệu là “Lão Long Bà”

Nghĩa phụ: Phương Nhâm Hiệp (bản cũ là Phương Ca Ngâm), tức Phương Cự Hiệp

Nghĩa mẫu: Hạ Vãn Y (đừng hỏi mình tại sao Phương phu nhân lại là Hạ Vãn Y mà không phải Tang Tiểu Nga, hãy hỏi Ôn lão đi T_T)

Phương Ứng Khán là người có thực lực đứng đầu “Lục Đại Cao Thủ” đương thời. Tuổi trẻ vào kinh thay nghĩa phụ nhận sắc phong làm Thần Thông hầu, được hoàng đế tín nhiệm, kết giao với Mễ Hữu Kiều chưởng quản nội cung, lại được cha con Thái Kinh nâng đỡ, rất nhanh đã nổi danh khắp kinh sư, sau hắn thành lập Hữu Kiều tập đoàn, trở thành một thế lực lớn mạnh cả trong triều đình lẫn giang hồ.

Thân thế của Phương Ứng Khán vẫn là một điều bí ẩn, chỉ biết hắn thuở nhỏ rất được Phương Cự Hiệp và Phương phu nhân nuông chiều, Phương Cự Hiệp truyền lại thần kiếm Huyết Hà cho hắn, cùng với tuyệt kỹ “Huyết Hà Thần Kiếm”, sau Phương Ứng Khán sáng tạo thành tuyệt học “Huyết Hà thần chỉ”. Phương Ứng Khán tuy là quyền quý Tống triều nhưng quan hệ thân mật với người Kim, được Kim chủ truyền cho tuyệt học của hoàng tộc Nữ Chân là “Ô Nhật thần thương”, cho nên mới có biệt hiệu là “Thần Thương Huyết Kiếm tiểu hầu gia”. (Lúc trước đọc Thiếu niên Vô Tình mình thấy có đoạn nói Phương Ứng Khán được truyền chưởng pháp “Thiên Thủ Quan Âm”, nhưng sau đợt tải raw lại thì không thấy nữa, thay vào đó là anh học được tuyệt chiêu “Phá Thần Thương” của Tam Tiên, tóm lại là Ôn lão sửa chữa nhiều bộ quá nên bây giờ mình rối, không biết đã sửa những gì luôn =.=)

Trong “Thuyết anh hùng”, Phương Ứng Khán đoạt được ba bí kíp võ công là “Sơn Tự Kinh”, “Nhẫn Nhục Thần Công” và “Thương Tâm Tiểu Tiễn”, đã sơ bộ luyện thành “Sơn Tự Kinh”, nội lực đạt tới cảnh giới có thể khiến hoa mai nở mùa hè, hoa sen nở vào mùa đông.

Bề ngoài trong sáng thuần khiết như bạch liên hoa, thế nhưng nội tâm lại tham lam tàn độc như một bông hồng máu. Phương Ứng Khán có võ công trác tuyệt, lòng dạ thâm sâu. Tính cách rõ ràng là già trước tuổi, thế nhưng trước mặt người khác vẫn làm ra vẻ trẻ con khả ái, thành thật ngây thơ khiến người ta lơ là phòng bị. Thật ra tính cách của Phương Ứng Khán rất xảo trá thủ đoạn, thay đổi thất thường, trở mặt như trở bàn tay, đối với hắn mà nói, trên đời này không có người nào là hắn không thể bán đứng, không người nào là không thể lừa gạt, bất luận là nữ tử từng trao thân cho hắn, hay là nghĩa phụ đã nuôi nấng hắn nên người… Đương nhiên, càng bao gồm cả thuộc hạ của hắn.

Dùng hình ảnh “bề ngoài thiên sứ, lòng dạ ác ma” để hình dung Phương tiểu hầu gia không hề sai chút nào.

Một đặc điểm rất nổi bật của Phương Ứng Khán đó là hắn có thể “nhẫn”. Hắn thật ra vốn là một người tâm cao khí ngạo, thế nhưng để có thể sớm ngày đạt được tham vọng của mình, hắn đem cao ngạo giấu ở thật sâu bên trong cái vỏ bề ngoài tĩnh như xử nữ cùng dịu ngoan khiêm cung. Phương Ứng Khán rất giỏi đóng kịch, cũng rất giỏi lừa dối, giỏi mua chuộc nhân tâm, thuộc hạ của hắn vì hắn cam tâm tình nguyện nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, thậm chí bị hắn bán đứng cũng không hề hay biết. (chi tiết xem Thuyết anh hùng, phần “Triêu thiên nhất côn”, cụ thể thì mình quên mất rồi *dập đầu tạ lỗi*)

Ngoại hình của Phương Ứng Khán, trong phần đầu Thuyết anh hùng được miêu tả là: mày kiếm mắt sáng, mặt như Quan Ngọc, quần áo tuy rằng tuỳ tiện nhưng tự thân lại có một cỗ quý khí, sau đó được Ôn Thuỵ An nhiều lần so sánh với bạch liên hoa. Tuy nhiên không hiểu sao bác Ôn càng tả mình càng thấy Bug, trong quyển tám “Thiên hạ vô địch”, tính thời gian Phương Ứng Khán cũng đã gần ba mươi, mà bác Ôn tả ảnh cứ như một mỹ thụ mười tám, trong khi phần đầu Thuyết anh hùng bác từng tả ảnh có râu =.=

Nói theo các fan của Phương Ứng Khán đó là: Nếu luận dung mạo, Phương Ứng Khán nhất định là có thể lọt vào tốp đầu các mỹ nam trong văn Ôn lão, nhưng nếu luận đạo đức, hắn tuyệt đối nằm trong tốp cuối =.=

Vô Tình:

(Vô Tình vốn đã khá nhiều người biết, nên mình sẽ giản lược thôi)

Vô Tình là người đứng đầu Tứ đại danh bộ, là một trong bốn nhân vật chính trong hệ liệt “Tứ đại danh bộ” của nhà văn Ôn Thuỵ An (và là nhân vật phụ trong Thuyết anh hùng thuỳ thị anh hùng)

Tên thật: Thành Nhai Dư

Tên khác: Thịnh Nhai Dư

Phụ thân là “Văn võ bảng nhãn” Thịnh Đỉnh Thiên (tên thật là Thành Đình Điền), môn đồ của phái Hoa Sơn

Mẫu thân là “Ngọc nữ xuyên thoa” Chân Tú Y

Sư phụ: Gia Cát Chính Ngã (Gia Cát Tiểu Hoa)

Môn phái: Tự Tại môn.

Năm sáu tuổi, gia đình gặp nạn, mười ba người bịt mặt xông vào giết toàn gia ba mươi hai người nhà họ Thịnh, Vô Tình may mắn được Gia Cát tiên sinh cứu sống nhưng mất đi hai chân, chấn thương nội tạng. Tuy rằng Gia Cát tiên sinh tận lực cứu chữa nhưng Vô Tình không thể nào tu luyện nội công, võ công cũng xem như không thể học được.

Vì không có võ công cũng như nội công, Vô Tình tập trung học sử dụng ám khí và cơ quan, trở thành đệ nhất danh gia ám khí nổi tiếng khắp giang hồ. Vô Tình khổ luyện một loại khinh công tuyệt thế không cần đến chân, biến nhược điểm thành ưu điểm. Tuy rằng thân thể yếu đuối nhưng tâm tư cẩn thận, ra tay tàn nhẫn, thế nhưng nội tâm y không hề vô tình, ngược lại rất nhạy cảm, rất dễ động tình.

Bề ngoài của Vô Tình vô cùng lãnh tĩnh, sắc mặt trắng nhợt, mày kiếm mắt sáng, ôn nhã lại mang theo sát khí. Vóc người mảnh khảnh nhưng cương nghị, thường xuyên mặc đồ trắng, đầu mày đượm vẻ bi phẫn cùng ưu tư. Tuy rằng y chỉ vừa hơn hai mươi, thế nhưng suy nghĩ kín đáo, nhìn xa trông rộng còn hơn người tuổi bốn mươi. Hai chân đã phế, hành động không tiện, nội lực không có nhưng truy nã điều tra đều không hề thất bại, đối với tội phạm không hề nương tay.

Vô Tình giỏi bày bố chế tạo cơ quan, y thường ngồi trong kiệu, do Kim Ngân Tứ Kiếm đồng (sau Nghịch Thuỷ Hàn vì “Kim Dũng Niểu Thần Kiếm” Lâm Yêu Đức chết, “Phong Vân Nhất Đao đồng” Bạch Khả Nhi thay thế nên trở thành Tam Kiếm Nhất Đao đồng), là bốn đồng tử áo xanh võ công cao cường khiêng đi, nếu không phải là cao thủ hạng nhất, căn bản không thể đến gần y trong vòng một trượng.

Bốn cái nhất của Vô Tình: một là cỗ kiệu được trang bị hai mươi bốn cơ quan, hai là ám khí, ba là khinh công, bốn là tài trí.

Phương Vô đồng nhân:


(Phương Ứng Khán cn Thần Chi Nguyệt Hiểu)

1. Tuổi tác

Thực ra thì việc Phương Ứng Khán lớn tuổi hơn hay nhỏ tuổi hơn Vô Tình là vấn đề vẫn được các fan tranh cãi. Phương Ứng Khán bắt đầu tại “Ôn nhu nhất đao” khoảng 21, 22 tuổi, tính theo thời gian diễn ra trong “Thuyết anh hùng” thì đến “Thiên hạ vô địch” tuổi đã gần 30.

Theo tính toán của một số người, Vô Tình trong “Ma cô nhất dịch” khoảng chừng vừa qua hai mươi, sau đó trải qua “Hội kinh sư”, “Đàm đình hội”, “Nghịch Thuỷ Hàn” mấy năm, đến “Ôn nhu nhất đao” ít nhất đã 27, 28, lớn hơn Phương Ứng Khán chừng 5 ~ 8 tuổi.

Tuy nhiên trong “Thuyết anh hùng”, đầu truyện Phương Ứng Khán còn có râu, đến cuối truyện diện mạo lại cứ như mỹ thụ 18. Mà nếu theo cách tính như trên thì cuối “Thuyết anh hùng” Vô Tình ít nhất cũng 35, 36, thế nhưng vẫn cứ giữ nguyên diện mạo thanh niên. Đến đây thì mình có hai kết luận, một là “Sơn tự kinh” của Phương Ứng Khán có khả năng cải lão hoàn đồng và Vô Tình là lão yêu quái không tuổi; hai là Ôn Thuỵ An viết nhiều quá nên tẩu hoả nhập ma.

Hơn nữa, việc tính tuổi Vô Tình dựa theo thứ tự các truyện đã ra cũng không hợp lý lắm, bởi vì Ôn Thuỵ An thỉnh thoảng lại “quên” vấn đề thời gian, hoặc cố tình viết truyện này diễn ra song song với truyện kia. Cá nhân mình nghĩ “Thuyết anh hùng” xảy ra song song với “Tứ đại danh bộ”, trong thời gian Kim Phong Tế Vũ lâu xảy ra biến cố cho đến trước khi Thích Thiếu Thương lên làm lâu chủ hẳn cũng là thời gian diễn ra Nghịch Thuỷ Hàn. Tóm lại là cái giả thiết Phương Ứng Khán nhỏ hơn Vô Tình 5 – 8 tuổi không thuyết phục được mình. Trong “Thuyết anh hùng” không có dòng nào đề cập đến tuổi tác của Phương Ứng Khán với Vô Tình hết.

Mặt khác, trong “Thiếu niên Vô Tình”, tuổi tác của Vô Tình khoảng chừng 13, 14 tuổi, nếu nói Phương Ứng Khán nhỏ hơn Vô Tình 5 – 8 tuổi, vậy lúc đó Phương Ứng Khán chỉ chừng 6, 7 tuổi. Thế nhưng lúc đó “Phương tiểu công tử” đã rất nổi danh rồi, nổi danh đến mức được lòng hoàng thượng, kết giao với Mễ Hữu Kiều, được cha con Thái Kinh nâng đỡ, đã bắt đầu thành lập phe cánh và Nhâm Oán đã nghĩ chuyện đầu nhập vào:

”– Phương tiểu công tử hết sức nổi tiếng, có nghĩa phụ là Phương Cự hiệp. Hắn rất được triều đình, hoàng thượng tín trọng. Mà trong các quan hoạn, lại được Mễ Hữu Kiều, cha con họ Thái kết giao giúp đỡ, trong giang hồ lại có rất nhiều võ lâm nhân sĩ từng nhận được ân tình của nghĩa phụ hắn, nên cho dù có mất mạng cũng sẵn lòng tương trợ tiểu công tử vô điều kiện. Mà hắn tuổi trẻ chí lớn, bây giờ giúp hắn một tay, để hắn đạt thành sự nghiệp, sau này tương lai gấm vóc, phong quyền thưởng vị, tất nhiên sẽ không ít, không thiếu, không mất phần mình” – Nhâm Oán – trích “Niên thiếu Vô Tình”.

Đọc những dòng này, mình nghĩ Phương Ứng Khán ít nhất cũng phải bằng tuổi Vô Tình hoặc hơn, chứ nếu không thì thật khó mà tin được, Phương Ứng Khán nổi tiếng như vậy trong khi Vô Tình ở thời điểm đó vẫn chưa có tiếng tăm gì trên giang hồ cả.

Nói chung là Ôn Thuỵ An sáng tác rất nhiều, lại sáng tác trong một thời gian dài, cứ thích lôi nhân vật từ truyện này qua truyện kia trong khi nhiều chi tiết chính bản thân Ôn lão cũng không nhớ rõ. Lỗi thường xuyên nhất là về tuổi tác nhân vật. Ví dụ như Gia Cát Tiểu Hoa thường xuyên xuất hiện trong bộ dạng lão thành, lúc cứu Vô Tình, Lãnh Huyết, cũng như chỉ dạy Truy Mệnh năm mười ba tuổi vẫn bị Ôn Thuỵ An miêu tả như ông già (chẳng trách đến “Thuyết anh hùng” có người tính ra tuổi Gia Cát đến gần 90), trong khi trong “Thiếu niên Vô Tình” lại được miêu tả khoảng hơn 40 tuổi, trước sau mâu thuẫn không nói, mà lúc già lúc trẻ như vậy Gia Cát tiên sinh cũng thực sự là lão yêu quái rồi.

2. Võ công

Một vấn đề khác rất được fan quan tâm là Vô Tình và Phương Ứng Khán, ai mạnh hơn ai. Vấn đề này mình xin trích dẫn lời của Gia Cát tiên sinh trong “Thuyết anh hùng” – “Thiên hạ hữu địch”:

“Hắn (Thiên Hạ Đệ Thất) chết rồi, chỉ sợ không còn ai có thể phá giải ba tuyệt học của sư đệ (Nguyên Thập Tam Hạn) nữa, Phương tiểu hầu gia cũng đã trở nên rất đáng sợ.”

Vô Tình cẩn thận hỏi: “Phương Ứng Khán nếu như có thể hiểu thấu ba môn công phu ấy, là có thể vô địch thiên hạ?”

Gia Cát cười nói: “Vô địch thiên hạ có được mấy người? Tựa như Chiến thần Quan Thất, đại hiệp Tiêu Thu Thuỷ như vậy, võ công cao hơn hắn nhiều lắm! Có điều, ở kinh thành này, trong võ lâm, tuổi trẻ lại có võ công cao cường, lòng dạ thâm trầm như hắn, quả thật khó có người thứ hai. Nếu như hắn hoàn toàn thấu đáo ‘Nhẫn Nhục Thần Công’, ‘Thương Tâm Tiểu Tiễn’ và Sơn Tự Kinh’, quả thực không phải chuyện đùa, trừ phi bốn huynh đệ các con liên thủ, chứ còn đơn độc đấu với hắn, chỉ e không phải đối thủ.”

Đa số fangirl đều cho rằng Phương Ứng Khán mạnh hơn Vô Tình, tuy nhiên theo định luật tà không thể thắng chính, công không thể thắng thụ, nếu Phương Ứng Khán pk Vô Tình thì xác suất bị thua là khá cao, bởi vậy dù công tử không có chân, không có võ công, không có nội lực nhưng tuyệt đối không thể xem thường~

3. Tâm cơ thủ đoạn

Phần này thì mình lười trích dẫn (vì đoạn nào cũng dài thườn thượt) nên thôi thì mọi người hãy tự đọc Thuyết anh hùng đi *ủn mông*. Đọc từ đầu đến cuối để thấy Phương Ứng Khán quỷ kế đa đoan, mưu ma chước quỷ đến mức nào. Tóm lại là cái danh hiệu “phiên thủ vi vân phúc thủ vi vũ”, “dậm chân một cái kinh sư rung ba lần” của tiểu hầu gia không phải là để nói cho vui. Còn Vô Tình thì, xin phép được trích lại lời của một fan đã phát biểu thế này: “Đọc ‘Thuyết anh hùng’ mới thấy Gia Cát lão hồ ly đã thành công huấn luyện Vô Tình thành tiểu hồ ly.”

(Vô Tình cn Phong Cưu)

4. Ngoại hình

(Phần thông tin nhân vật đã đề cập đến). Trong nguyên tác, Vô Tình được ví với bạch mai, còn Phương Ứng Khán được ví với bạch liên. Tuy nhiên trong đồng nhân, Phương Ứng Khán là công nên nhiều bộ bỏ qua vẻ đẹp của Phương tiểu hầu gia, chỉ tập trung tả Vô Tình công tử. Mặt khác, phần đầu Thuyết anh hùng mình cảm thấy ngoại hình của Phương Ứng Khán cũng rất công, không biết Ôn lão tả làm sao mà anh Khán càng ngày càng thụ =..=

5. Lần đầu gặp mặt

Hỏi: Có rất nhiều đồng nhân văn đều viết, Phương Vô lần đầu gặp mặt là trong một yến hội tại hoàng cung, hai người cùng rời khỏi tiệc, ngẫu nhiên gặp mặt dưới gốc mai. Không biết trong nguyên tác có cảnh này hay không?

Đáp: Cảnh đó hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng fangirl. Trong nguyên tác hai người thậm chí chưa từng trực tiếp gặp mặt. Tuy nhiên lý luận chung của đa số fan Phương Vô là: Phương Ứng Khán tuổi trẻ phong hầu, Vô Tình từ nhỏ đã theo Gia Cát vào cung, khả năng lần đầu tiên gặp mặt trong cung là khá lớn, nếu như trong cung không gặp, thì lúc Phương Ứng Khán đến bái kiến Gia Cát cũng nên gặp mặt.

Mặt khác nếu đã nói đến nguyên tác, thì trong Thuyết anh hùng hai người cũng đã từng xuất hiện trong cùng một cảnh, đó là khi quần hùng vây công Quan Thất, xem như hai người thấy nhau từ xa xa đi =.=

Tóm lại là hai người cùng làm quan trong triều, Vô Tình là bộ đầu, mà hơn một nửa án mạng trong kinh thành đều là tác phẩm của tiểu hầu gia, huống chi thuở nhỏ hai người đều có một thời gian từng làm khách của Thái Kinh, không lý nào không gặp được, chẳng qua Ôn lão là fan của Thích Vô Vương Phương nên kiên quyết không cho Vô Tình với tiểu hầu gia gặp nhau, thế nên fangirl chúng ta hãy tự mình yy đi. (Đa số đồng nhân đều cho rằng Phương Vô gặp nhau từ nhỏ, là thanh mai trúc mã =)))

6. Đồng nhân văn Phương Vô tiêu biểu:

Đồng nhân văn Phương Vô xuất hiện sớm nhất là tác phẩm “Tình phương hảo” của Ước Hồng vào năm 2003. Đáng tiếc tác giả chỉ đăng vài chương thì biến mất, bộ này được khá nhiều người yêu thích nhưng không bao giờ hoàn thành.

Tiếp đó là “Truy tình tục” của Đằng Bình vào năm 2004

“Yến Sơn đình” của Phương Thiên Tầm vào năm 2005

“Thanh Phong Tại” của Lãnh Lan vào năm 2006

“Niên thiếu vô tình” của Diễm Ảnh Khuynh Thành vào năm 2008

“Tàn cục biến” và “Tàn cục phá” của Tâm Nhược Vô vào năm 2009

“Nguyệt mãn tây lâu” của Kim Linh Nhi từ năm 2010 đến nay.

7. Những chi tiết thường gặp trong đồng nhân văn Phương Vô:

Người viết: Sắc Nữ Thất Thất

Một, uống trà ngắm cảnh.

Mọi người đều biết, công tử rất thích uống trà, tính cách lại yêu thích thiên nhiên, Phương tiểu hầu gia đương nhiên sẽ không bỏ qua cơ hội quý báu để hẹn hò với Nhai Dư như thế này đâu nhỉ.

Tham khảo: rất nhiều, đại đa số Phương Vô văn đều có.

Hai, kinh diễm.

Nhớ có một bài viết từng đề cập tới, Vô Tình là mỹ nhân lạnh lùng đệ nhất của Đại Tống, là hình tượng đại biểu của Lục Phiến môn. “Mai hoa” và “lãnh nguyệt” là hai thứ thường xuyên được dùng để ví von với công tử, trong văn của Ôn lão cũng đề cập đến công tử như là một nhân vật có thể khiến sát khí thăng hoa thành cao ngạo. Vì vậy mà đồng nhân văn thường xuyên xuất hiện trường hợp Phương Ứng Khán bị kinh diễm bởi Vô Tình.

Tham khảo: như trên, rất nhiều không kể hết.

Ba, nhìn trộm.

Địa điểm đa phần là tại tiểu lâu. Người ngoài cửa si ngốc nhìn, mục đích có thể là thuần khiết hoặc giả là không CJ, người bên trong có thể là đang chăm chú duyệt hồ sơ hoặc trầm tư hoặc đi ngủ, tóm lại là biết tiểu hầu tử ở bên ngoài nhưng không muốn gặp. Nếu dám vào tiểu lâu thì hậu quả chính là ám khí mù trời mịt đất chào đón.

Tham khảo: kinh điển nhất là “Bán Diện trang”, tiểu hầu gia đứng một cái là đứng đến mười năm, thật là nghị lực!

Bốn, anh hùng cứu mỹ nhân.

Công tử ra ngoài phá án hoặc là có công vụ, tiểu hầu gia rốt cuộc không yên tâm lão bà nhà mình, công khai hoặc ngấm ngầm đi theo, đến lúc Nhai Dư gặp khó khăn, cần giúp đỡ liền ra tay giúp đỡ, dù sao mọi người đều nói anh hùng là phải xuất hiện ở thời điểm nguy ngập nhất thôi.

Tham khảo: “Tàn Cục Biến”, “Vấn Tình”.

Năm, vô ý tiết lộ tâm tư.

Công tử là một người hướng nội, sẽ không tuỳ tiện để lộ tình cảm của mình, nhất là đối với Phương Ứng Khán. Vì vậy trong văn Phương Vô có rất nhiều cảnh công tử vô ý để lộ tâm tư bị Phương Ứng Khán bắt gặp. Thông thường là công tử viết ít chữ, hoặc vài dòng thơ tiết lộ bí mật, ví dụ như “Hồn quy lai hề”, “Duy nguyện tụ thủ ỷ lan can, Ứng chiết mai hoa độc tự khán”… đều là kinh điển.

Tham khảo: “Niên thiếu vô tình”, “Thanh phong tại”

Sáu, trêu ghẹo

Trêu ghẹo có thể phân thành ngôn ngữ và thân thể. Công tử tính cách thanh lãnh thường xuyên gặp cảnh bị tiểu hầu gia nói thầm một câu mặt đỏ tai hồng. Còn về phần thân thể, cưỡng ôm, cưỡng hôn đều là thường như cơm bữa, tiếp sau đó hầu gia cứ chờ ăn ám khí đi.

Tham khảo: “Thanh phong tại”, hai người gặp mặt lần đầu tiên Vô Tình đã bị cợt nhả rồi.

Bảy, cưỡng X

Khụ khụ… Mọi người hẳn là đều biết mình định nói gì rồi đi… Khụ khụ, nếu như công tử trúng mê dược, xuân dược, hoặc bị lấy hết ám khí, hoặc Phương Ứng Khán bị công tử chọc giận… vậy tình tiết tiếp theo đại khái sẽ đáp ứng mong đợi của mọi người. Tin rằng tiểu hầu gia nhất định là theo chủ nghĩa “không có được tâm của y, vậy trước hết phải có được thân thể y”.

Tham khảo: “Niên thiếu vô tình”, “Thương tình”.

Tám, giao chiến.

Thật ra điều hấp dẫn mọi người ở Phương Vô văn chính là hai người đều cuốn hút lẫn nhau, ái mộ lẫn nhau, mặt khác lại đứng trên lập trường đối lập mà đánh nhau đến ngươi chết ta sống. Bất kể về mặt mưu trí hay suy toán, vũ lực hay quyết đấu, ai cũng không áp đảo ai.

Tham khảo: quá nhiều không kể hết.

Chín, cùng nhau quy ẩn.

Rất nhiều tác giả vì muốn chứng tỏ mình là mẹ ruột, thường thường sẽ sắp xếp cho hai người sau khi trải qua N cơn sóng to gió lớn, dằn vặt lẫn nhau N lần, cuối cùng Phương Ứng Khán sẽ buông tha cho dã tâm quyền thế của mình, Vô Tình gác lại gánh nặng trách nhiệm, hai người quy ẩn tiêu dao giang hồ, trải qua những tháng ngày bình yên hạnh phúc.

Tham khảo: “Thanh Phong Tại”, “Ly tình”.

Mười, một người chết trước.

Cá nhân mình cho rằng, âm dương cách trở mới là kết cục có khả năng nhất (và hợp lý nhất) của Phương Vô. Một người ở lại, suốt đời tương tư, hoài niệm trong lòng. Người còn sống, mới là người đau khổ nhất.

Tham khảo: “Nhân đạm như cúc”, bộ này không biết đã ngược bao nhiêu người đến mức nội thương.

8. Phương Vô và Thích Cố

Một quan niệm sai lầm của khá nhiều người là Phương Vô nổi tiếng nhờ Thích Cố, trong văn Thích Cố thường bắt gặp Phương Vô như là một cặp nhân vật phụ. Tóm lại là nhờ có Thích Cố mới có Phương Vô.

Sự thật là những đồng nhân văn Phương Vô sớm nhất và hay nhất thường chẳng dính dáng gì với Thích Cố cả. Ngược lại, trong đồng nhân Thích Cố, nhất là những bộ lấy bối cảnh Thuyết anh hùng, thường xuất hiện Phương Vô, mục đích chủ yếu là để xoá đi ấn tượng mờ ám của cặp Thích Vô trong nguyên tác, dọn đường cho Thích Thiếu Thương về với Cố mỹ nhân. Mình cũng đọc qua khá nhiều đồng nhân văn Thích Cố Phương Vô như vậy, và cảm giác của mình là tác giả hình như không nắm bắt rõ tính cách của Phương Ứng Khán, hoặc có lẽ là đầu tư quá nhiều cho Thích Cố nên Phương Vô hoàn toàn nhạt nhẽo, và kết một cách qua loa cho xong. Có những bộ mình đọc mà cảm giác cứ như ngũ lôi oanh đỉnh, ví dụ như Phương Ứng Khán vì Vô Tình mà xả thân vì nước, liều chết bảo vệ kinh thành, máu chảy thấm ba tấc gạch,… đọc đến đó mình phải nhìn lại coi bạn tác giả có đúng là đang tả Phương Ứng Khán không hay nhầm lẫn qua Thích Thiếu Thương Vương Tiểu Thạch gì rồi. Đối với Phương Ứng Khán mà nói, từ bỏ dã tâm, về quê ở ẩn đã là chuyện mặt trời mọc ở đằng tây, tuy rằng đồng nhân ít nhiều cũng sẽ OOC so với nguyên tác, nhưng tối thiểu đọc vào phải thấy hợp lý, chứ đằng trước còn đánh nhau với Vô Tình đến mức ngươi chết ta sống, bị Cố mỹ nhân chà đạp không thương tiếc quay ngoắt một cái đã thấy theo đuôi Tình đại tỷ buông đồ đao quay đầu thành phật rồi =..= Nói thật chứ đôi khi mình thấy các bạn viết Thích Cố vì tâng bốc trí thông minh của Cố mỹ nhân mà thẳng tay biến Phương Ứng Khán thành một nhân vật phản diện thiếu não kệch cỡm, khiến mình phiền muộn hết sức. Tóm lại, nếu bạn thực sự muốn hiểu thêm về Phương Vô thì nên tìm đồng nhân Phương Vô chính tông mà đọc, không nên dựa vào đồng nhân Thích Cố Phương Vô =..=

9. Sao cái đồng nhân văn Phương Vô này nó… quen quen?

Đúng ra không định thêm mục này, nhưng ngày trước mình có edit một đoản văn Phương Vô, một bạn nói với mình là nó gần giống một đoạn trong tác phẩm Khuynh Tẫn Thiên Hạ – Loạn Thế Phồn Hoa của Thương Hải Di Mặc. Mình biết bạn không có ý nói Lãnh Lan đạo văn hay muốn “vác dao đi đòi công lý”, nhưng đứng trên góc độ là một fan Phương Vô, mình vẫn cảm thấy buồn bực, vì sự thật, Phương Vô ra đời trước Khuynh Tẫn Thiên Hạ, Lãnh Lan cũng viết Phương Vô trước khi Thương Hải Di Mặc viết Khuynh Tẫn (Lãnh Lan bắt đầu viết Phương Vô từ năm 2006), và với một người có thể viết trọn một bộ Phương Vô dài như bộ Thanh Phong Tại, mình không nghĩ Lãnh Lan lại đi đạo văn làm gì. Hơn nữa, rất nhiều fan Phương Vô không ưa Thương Hải Di Mặc, nên nếu Lãnh Lan thật sự đạo văn thì cái đoản đó không thể nằm trơ trơ trên Tấn Giang suốt bốn năm qua như vậy được, trước khi bị BQT Tấn Giang hỏi thăm thì Lãnh Lan chắc hẳn là đã chết đuối vì nước bọt của fan Phương Vô rồi.

Cá nhân mình không đọc Khuynh Tẫn Thiên Hạ, trước đây thấy bộ này rất nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí được nhiều người gọi là kinh điển, mình cũng đọc thử vài chương đầu, thấy có tình tiết giống “Thanh Phong Tại”, có tình tiết giống “Niên thiếu vô tình”, có tình tiết giống nguyên tác “Thiếu niên Vô Tình”, hơn nữa mình cũng không thích nội dung, nên bỏ qua không đọc.

Sau lại, mình nghe tin Thương Hải Di Mặc sao chép các tác phẩm: “Thiếu niên Vô Tình” (tác giả Ôn Thuỵ An), “Thiên hạ hữu địch” (tác giả Ôn Thuỵ An), “Tử Xuyên” (tác giả Lão Trư), “Tả ý phong lưu” (tác giả Tư Không Phá Hiểu), “Phượng vu cửu thiên” (tác giả Phong Lộng), “Xuyên việt thành vi bá đạo thiếu gia đích nha đầu” (tác giả Diệp Phiêu Linh), “Hán Mạt Vệ công tử” (tác giả Hạ Môn), “Tuyết tẩy thiên hạ” (tác giả Tuý Hổ), cùng với một số đồng nhân văn Ôn Thuỵ An… Chứng cứ hiện vẫn còn lưu tại đây:  http://www.jjwxc.net/impeach.php?act=impeachinfo&impeachid=30.

Tuy rằng sau đó tác giả đã xin lỗi và hứa sửa lại những phần đã đạo, nhưng gần đây trong bản đã chỉnh sửa mình lại tiếp tục phát hiện một số đoạn tương tự như văn của Lãnh Lan và Diễm Ảnh Khuynh Thành, hai tác giả viết đồng nhân văn Phương Vô mà mình đang edit.

Mình không đọc KTTH, số truyện mình đọc tới thời điểm hiện tại cũng không tính là nhiều, trong khi Thương Hải Di Mặc lại sao chép từ khá nhiều nguồn tác phẩm khác nhau bao gồm đam mỹ, kiếm hiệp, ngôn tình, và đồng nhân văn, nếu không phải mình edit hai bộ “Niên thiếu vô tình” và “Thanh phong tại” cũng như không có người phản hồi thì chắc giờ này mình cũng không biết chuyện KTTH có những đoạn trùng hợp đến khó hiểu như thế. Ở đây mình không muốn sa đà vào việc phân tích THDM đã đạo văn như thế nào, chỉ xin đưa một ví dụ rõ ràng nhất về sự giống nhau giữa hai tác phẩm “Niên thiếu vô tình” và “Khuynh tẫn thiên hạ – Loạn thế phồn hoa”:

Mời bạn đọc đoạn văn sau đây:

Vô Tình không ngờ rằng,

Phương Ứng Khán lại nói ra câu nói kia.

Y nghĩ.

Ngày hôm nay đi Thần Thông Hầu phủ.

Là sai lầm lớn nhất trong đời mà mình phạm phải.

Thậm chí.

So với sai lầm mà y mắc phải ba ngày trước còn nghiêm trọng hơn.

(Trích Niên thiếu vô tình, quyển 1, chương 12. Tác giả: Diễm Ảnh Khuynh Thành. Người edit: Triêu Nhan)

Tiếu Khuynh Vũ không thể ngờ rằng.

Phương Quân Càn cư nhiên lại vô lễ như vậy, quả thật là vô lại!

Y nghĩ.

Ngày hôm nay đến Định Quốc phủ.

Là sai lầm lớn nhất trong đời mà mình phạm phải.

Thậm chí so với sai lầm mà y mắc phải ba ngày trước còn nghiêm trọng hơn.

(Trích Khuynh tẫn thiên hạ – Loạn thế phồn hoa chính văn chương 12. Tác giả: Thương Hải Di Mặc. Người edit: Triêu Nhan)

Mời bạn kiểm tra raw và QT hai đoạn trên:
Niên thiếu vô tình Khuynh tẫn thiên hạ
无情没有想到.方应看竟会说出那句话. 他觉得.

今天去神通侯府.

是自己一生之中犯的最大的一个错误.

甚至.

比他三天前犯的那个错误还要大.

Vô tình một hữu tưởng đáo.

Phương ứng khán cánh hội thuyết xuất na cú thoại.

Tha giác đắc.

Kim thiên khứ thần thông hầu phủ.

Thị tự kỷ nhất sinh chi trung phạm đích tối đại đích nhất cá thác ngộ.

Thậm chí.

 Bỉ tha tam thiên tiền phạm đích na cá thác ngộ hoàn yếu đại.
肖倾宇没有想到.方君乾竟会如此无礼, 简直无赖! 他觉得.

今天去定国府.

是自己一生之中犯的最大的一个错误.

 甚至比他三天前犯的那个错误还要大.



Tiếu khuynh vũ một hữu tưởng đáo.

Phương quân kiền cánh hội như thử vô lễ, giản trực vô lại!

Tha giác đắc.

Kim thiên khứ định quốc phủ.

Thị tự kỷ nhất sinh chi trung phạm đích tối đại đích nhất cá thác ngộ.

Thậm chí bỉ tha tam thiên tiền phạm đích na cá thác ngộ hoàn yếu đại.

Bạn nghĩ sao về trường hợp này? Giọng văn của Diễm Ảnh Khuynh Thành rất đặc trưng, bạn có thể thấy điều đó qua bộ “Niên thiếu vô tình” mình đang làm, hoặc tham khảo bản gốc tiếng Trung của cô ấy trên Tấn Giang: http://www.jjwxc.net/onebook.php?novelid=347558. Về phần Thương Hải Di Mặc, sau khi bị tố cáo đạo văn, cô ấy đã xoá chuyên mục của mình khỏi Tấn Giang trước khi BQT kịp xử lý, và mình thì không biết blog cá nhân của cô ấy. Nhưng mình nghĩ VNS có raw KTTH cho bạn tham khảo.

Mình còn một số đoạn nghi ngờ nữa, nhưng theo một số người khuyên thì chuyện THDM đạo văn là chuyện cả làng đều biết rồi, bới móc ra nữa lại có fan KT mắng mình là “nhỏ nhen”, “ấu trĩ”, nên thôi (hôm qua mình cũng đã được kiến thức cái gọi là tình yêu Khuynh Càn của fan VN rồi). Mình chỉ mong sau này không gặp phải những câu hỏi kiểu như: “tại sao Phương Vô giống Khuynh Tẫn Thiên Hạ như vậy, Phương Vô là fanfic của Khuynh Tẫn Thiên Hạ à…” mà thôi.

Hy vọng fan Phương Vô hiểu rằng Phương Vô ra đời trước Khuynh Tẫn Thiên Hạ 6 năm, cũng như Phương Vô không phải là bản sao của Khuynh Càn, mong mọi người không nhầm lẫn.

~~~~~~~

P/S: E hèm… từ lúc mình post cái profile Phương Ứng Khán thì có một số bạn đã đề nghị mình tổng hợp một bài về Phương Vô theo tinh thần fangirl. Tuy nhiên trước giờ mình vốn rất lười suy nghĩ, có bài sẵn cho mình edit thì được, chứ bảo mình tự đi tổng hợp thì… mình tài hèn sức mọn nhớ trước quên sau có tổng hợp cũng chẳng ra được cái chi chi =.=. Thêm nữa là đọc Thuyết anh hùng đã lâu, nhiều truyện của Ôn lão mình cũng đọc bằng QT nên khả năng nhớ nhầm là rất lớn, lật lại để kiểm tra thì… nhiều quá, kiểm không xuể, thế nên mình cứ lần lữa mãi, đến hôm nay mới hoàn thành bài tổng hợp này. Vì tự tổng hợp nên không thể tránh khỏi sai và thiếu, các vấn đề được mình góp nhặt trong những lúc lượn lờ ở các diễn đàn tiếng Bông, nếu có chỗ nào bạn thấy không chính xác hoặc có vấn đề nào còn thắc mắc vui lòng để lại phản hồi bên dưới bài viết này, mình sẽ cố gắng làm cho bài tổng hợp này hoàn chỉnh hơn.

0 comment:

♥ Nói gì đi chứ...

( ̄▽ ̄) | (⊙﹏⊙) | (; ̄Д ̄) | ( ̄3 ̄) | (ノ≧益≦)ノ | (¬д¬。) | (〜 ̄▽ ̄)〜 | (●ω●) | (= ̄ω ̄=) | ㄟ(^∇^)ㄏ | (づ ̄ ³ ̄)づ♥ | щ(゚Д゚щ) | (屮゚Д゚)屮 | \("▔□▔)/ | (╬ ̄皿 ̄)凸 | (╯‵□′)╯︵┻━┻ | ಠ_ಠ | (≧∇≦) | (*´▽`*) | ( ̄ー ̄) | (●^o^●) | ╮[╯▽╰]╭ | O(∩_∩)O | ╮(╯_╰)╭ | ╮( ̄▽ ̄")╭ | *^﹏^* | Σ( ° △ °|||) | ~(‾▿‾~) | [* ̄︶ ̄]y | (⊙o⊙) | (─‿‿─) | (¯―¯٥)